Sau sáp nhập, thành phố “mới nhất” tỉnh Ninh Bình được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Thành phố Hoa Lư-một thành phố “mới nhất” của tỉnh Ninh Bình sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã) vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2025.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 27/03/2025 công nhận thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Sau sáp nhập, một thành phố ở Ninh Bình được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 1.Thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Qua đó, Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm công bố theo quy định; chỉ đạo UBND thành phố Hoa Lư tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Bên cạnh đó, chú trọng tiêu chí về kinh tế và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Thành phố Hoa Lư được thành lập trên cơ sở sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025.

Trước đó, theo Nghị quyết số 1318/NQ-UBTVQH 15 ngày 10/12/2024, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025, thành phố Hoa Lư được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ huyện Hoa Lư và toàn bộ thành phố Ninh Bình.

Như vậy, so với thành phố Ninh Bình (trước sáp nhập) và thành phố Tam Điệp thì Hoa Lư là thành phố “mới nhất” của tỉnh Ninh Bình.

Sau sáp nhập, một thành phố ở Ninh Bình được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 2.

Chợ Rồng Ninh Bình, là chợ đầu mối giao thương hàng hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và khu vực. Chợ Rồng nay thuộc địa bàn thành phố mới nhất tỉnh Ninh Bình là Hoa Lư. Ảnh: Vũ Thượng.

Sau sáp nhập, thành phố Hoa Lư có diện tích tự nhiên hơn 150 km2 và dân số 237.000 người với 15 phường và 5 xã trực thuộc.

Thành phố Hoa Lư giáp các huyện Yên Khánh, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, thành phố Tam Điệp và tỉnh Nam Định.

Ngoài thành phố “mới nhất” là Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình còn một thành phố khác là thành phố Tam Điệp. Ngày 10/4/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 904/NQUBTVQH13 về việc thành lập thành phố Tam Điệp.

Đặc biệt, Hoa Lư thành phố nằm ở giao điểm ngã 5 trên các giao lộ chiến lược quốc gia phía Nam đồng bằng sông Hồng bảo đảm giao thương các vùng miền đất nước, từ Hoa Lư kết nối với đô thị lớn, các vùng miền, nhất là các tỉnh phía Bắc.

Sau sáp nhập, một thành phố ở Ninh Bình được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 3.

Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng.

Sau sáp nhập, một thành phố ở Ninh Bình được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 5.

Hoa Lư-Đô thị di sản thiên nhiên kỷ. Ảnh: Vũ Thượng

Địa bàn huyện Hoa Lư xưa vốn là huyện Gia Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình. Huyện Gia Khánh được thành lập vào năm Thành Thái thứ 18 (1906) trên cơ sở tách 4 tổng của huyện Gia Viễn và 4 tổng của huyện Yên Khánh.

Kinh đô Hoa Lư của Việt Nam thế kỷ X vì phần lớn các di tích của Cố đô Hoa Lư hiện nay nằm trên huyện này. Huyện Hoa Lư được thành lập năm 1907.

Trước sáp nhập, huyện Hoa Lư có 11 xã, thị trấn, rộng gần 103 km2, dân số khoảng 72.000.

Trước sáp nhập, thành phố Ninh Bình có diện tích 4.836,49 ha và 123.130 nhân khẩu , mật độ dân số 3.312 người/km². Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 3,6%/năm.

Thành phố Ninh Bình trước sáp nhập gồm 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường: Bích Đào, Đông Thành, Nam Bình, Nam Thành, Ninh Khánh, Ninh Phong, Ninh Sơn, Phúc Thành, Tân Thành, Thanh Bình, Vân Giang và 3 xã: Ninh Nhất, Ninh Phúc, Ninh Tiến.

Hoa Lư từng là kinh đô của Việt Nam giai đoạn (968-1010) với ba triều đại phong kiến liên tiếp ra đời Nhà Đinh, Tiền Lê và Nhà Lý. Thành phố Hoa Lư với đặc trưng “đô thị di sản thiên niên kỷ”, là thành phố du lịch có nhiều di tích tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình.

https://danviet.vn/sau-sap-nhap-thanh-pho-moi-nhat-ninh-binh-duoc-cong-nhan-hoan-thanh-xay-dung-nong-thon-moi-20250327181234245.htm